logo tượng công giáo Filumena

Lễ trọng, lễ buộc, lễ kính, lễ nhớ và lễ vọng của người Công giáo

Theo lịch phụng vụ Công giáo, có nhiều ngày lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ, lễ vọng và lễ buộc. Dưới đây là văn bản giải thích để phân phân biệt các ngày lễ này. Văn bản được trích từ các trang web của các Giáo phận Kontum, Phú Cường và Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Việt Nam. Để xem danh sách đầy đủ và chính xác nhất các ngày lễ trọng và lễ buộc trong năm nay, xin xem ở trang tin này.

Lễ trọng

Theo đó, lễ trọng là những ngày đặc biệt trong năm phụng vụ. Ngày này, Giáo hội mừng các mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, hay các chân lý đức tin, các đặc ân của Đức Maria hay những vị thánh có chỗ đứng quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Lễ trọng chia làm hai loại là lễ trọng chung và lễ trọng riêng.

Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 17 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 Ngày gọi là tuần Bát Nhật. Tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát nhật Phục sinh.

Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn 24/11 lễ Các thánh tử đạo Việt Nam bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam là lễ trọng riêng tại Việt Nam. Còn đối với Hội Thánh toàn cầu đây chỉ là lễ nhớ.

Danh sách các ngày lễ trọng Công giáo

Danh sách các ngày lễ trọng Công giáo năm 2024 được ghi tại đây
Danh sách 365 ngày lễ trong năm kèm bài đọc được ghi tại đây

Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội sáng tác bởi Filumena. 10% giá trị tác phẩm là đóng góp của quý vị cho việc bảo vệ Sự sống, giúp đỡ người nghèo, người bệnh và nâng đỡ trẻ em khó khăn

Lễ kính

Lễ kính đứng dưới lễ trọng và chỉ mừng trong giới hạn một Ngày. Lịch phụng vụ chung của Hội Thánh chia ba loại lễ kính như sau: 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Mẹ, 17 lễ kính các thánh. Riêng Hội Thánh Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu (01/10) và Thánh Phanxicô Xaviê (03/12).

Lễ nhớ

Về lễ nhớ, lịch phụng vụ chung của Hội Thánh chia hai loại lễ nhớ: buộc và tự do. Lễ nhớ đòi buộc vị chủ tế phải cử hành đúng ngày lễ theo lịch phụng vụ đã ghi. Đó là chỉ trừ trường hợp gặp các lễ khác trùng vào lễ nhớ này có quyền ưu tiên hơn. Còn lễ nhớ tự do thì tùy nhu cầu mục vụ mà chủ tế được quyền chọn lựa có cử hành hay không.

Lễ buộc

Các ngày lễ buộc được ấn định bởi Bộ giáo luật hiện hành. Danh sách bao gồm mọi Chúa Nhật trong năm và 10 ngày lễ buộc chính thức khác. Tuy nhiên tùy địa phương mà có sự thay đổi. Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”. Đây là 4 ngày lễ trọng: lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các Thánh Nam Nữ. Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Tp HCM ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ Chúa Giáng Sinh.

Danh sách các ngày lễ buộc

Tượng Đức Mẹ Lộ Đức, sáng tác bởi Filumena

Các ngày lễ buộc được ấn định trong Bộ giáo luật hiện hành như sau:

  • Mọi Chúa Nhật trong năm;
  • Lễ Mẹ Thiên Chúa: ngày 1/1;
  • Lễ Hiển Linh: ngày 8/1;
  • Lễ Thánh Cả Giuse: ngày 19/3;
  • Lễ Chúa Lên Trời: ngày 18/5;
  • Lễ Mình Máu Thánh Chúa: ngày 18/6;
  • Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô: ngày 29/6;
  • Lễ Đức Mẹ Lên Trời:ngày 15/8;
  • Lễ Các Thánh Nam Nữ: ngày 1/11;
  • Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: ngày 8/12;
  • Lễ Chúa Giáng Sinh: ngày 25/12

Đây là những ngày lễ buộc được cử hành chính thức tại Tòa Thánh Vatican. Để xem các ngày lễ buộc này nhằm vào ngày thứ mấy trong tuần trong năm nay, xin xem tại đây.

Về lễ vọng, nếu đã đi lễ vọng mà không dự được lễ chính ngày thì đã chu toàn bổn phận dự lễ buộc.